Phật pháp ứng dụng Ba lần gọi

Quốc sư Huệ Trung, là thầy của hoàng đế Trung hoa, gọi thị giả, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn đáp, “Dạ.” Để trắc nghiệm đệ tử, Quốc sư lại gọi, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn đáp, “Dạ.” Rồi Quốc sư gọi lần thứ ba, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn lại, “Dạ.” Quốc sư nói, “Ta nên xin lỗi con về chuyện gọi con, nhưng thực ra con nên xin lỗi ta.”

Quốc sư Huệ Trung đã ở ẩn trên núi bốn chục năm, dấu mình khỏi thế gian, nhưng cuối cùng bị hoàng đế khám phá và bắt phải có học trò đội mũ vua. Vào lúc câu chuyện dật sử này xảy ra, sư đã hơn trăm tuổi và đồ đệ, Ứng Chơn, là một Thiền tăng đã được rèn luyện kỹ lưỡng, vẫn còn trẻ, nhưng có thể thọ nhận đèn Pháp từ thầy. Khi sư gọi, “Ứng Chơn!” và Ứng Chơn đáp, “Dạ,” thì cuộc đối thoại Thiền đã xong. 

Quốc sư Huệ Trung là một lão nhân và muốn biết chắc sự thành tựu của đệ tử. Ứng Chơn hiểu điều này đã kiên nhẫn trả lời. Ông ta đang mong lời bình phẩm của thầy và sung sướng được nghe. Thật là một bức tranh đẹp của hiểu biết và hài hòa.

Ông thầy già đủ từ tâm và chú học trò trẻ cũng vô ngã mà phục vụ. Tại sao phải xin lỗi? Bởi vì nhân sự chẳng có gì chắc chắn. Người ta không nên đặt mình vào một khuôn mẫu đời sống nào cả nếu như muốn sống tự do.

Khi một Thiền sư gọi tên đệ tử, có nghĩa là ông ta muốn gõ cánh cửa bên trong Phật tánh của người đệ tử. Nếu ông thầy có chuyện trao đổi với người đệ tử, thì ông ta sẽ chẳng gọi lần thứ nhì. Trong Thiền, thầy cũng như trò chẳng ai lãng phí thì giờ, vật liệu, lời nói, ý nghĩ hay năng lực.

Xem thêm:

Ba lần gọi

Phật pháp ứng dụng Ba lần gọi

Quốc sư Huệ Trung, là thầy của hoàng đế Trung hoa, gọi thị giả, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn đáp, “Dạ.” Để trắc nghiệm đệ tử, Quốc sư lại gọi, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn đáp, “Dạ.” Rồi Quốc sư gọi lần thứ ba, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn lại, “Dạ.” Quốc sư nói, “Ta nên xin lỗi con về chuyện gọi con, nhưng thực ra con nên xin lỗi ta.”

Quốc sư Huệ Trung đã ở ẩn trên núi bốn chục năm, dấu mình khỏi thế gian, nhưng cuối cùng bị hoàng đế khám phá và bắt phải có học trò đội mũ vua. Vào lúc câu chuyện dật sử này xảy ra, sư đã hơn trăm tuổi và đồ đệ, Ứng Chơn, là một Thiền tăng đã được rèn luyện kỹ lưỡng, vẫn còn trẻ, nhưng có thể thọ nhận đèn Pháp từ thầy. Khi sư gọi, “Ứng Chơn!” và Ứng Chơn đáp, “Dạ,” thì cuộc đối thoại Thiền đã xong. 

Quốc sư Huệ Trung là một lão nhân và muốn biết chắc sự thành tựu của đệ tử. Ứng Chơn hiểu điều này đã kiên nhẫn trả lời. Ông ta đang mong lời bình phẩm của thầy và sung sướng được nghe. Thật là một bức tranh đẹp của hiểu biết và hài hòa.

Ông thầy già đủ từ tâm và chú học trò trẻ cũng vô ngã mà phục vụ. Tại sao phải xin lỗi? Bởi vì nhân sự chẳng có gì chắc chắn. Người ta không nên đặt mình vào một khuôn mẫu đời sống nào cả nếu như muốn sống tự do.

Khi một Thiền sư gọi tên đệ tử, có nghĩa là ông ta muốn gõ cánh cửa bên trong Phật tánh của người đệ tử. Nếu ông thầy có chuyện trao đổi với người đệ tử, thì ông ta sẽ chẳng gọi lần thứ nhì. Trong Thiền, thầy cũng như trò chẳng ai lãng phí thì giờ, vật liệu, lời nói, ý nghĩ hay năng lực.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Bát-Nhã-Đa-La

Ngài dòng Bà-la-môn ở Đông-Ấn. Cha mẹ mất sớm, Ngài đi theo xóm ăn xin qua ngày. Nếu có ai mượn làm việc gì, Ngài sẵn sàng làm tận lực mà không cần tiền. Hành động và ngôn ngữ của Ngài lạ thường, người đời không lường được. Khi gặp Tổ Bất-Như-Mật-Đa nhắc lại duyên xưa, Ngài xin xuất gia, theo hầu Tổ và được truyền tâm pháp.

Sau nầy, Ngài thống lãnh đồ chúng sang Nam-Ấn hoằng hóa. Vua nước nầy hiệu Hương-Chí hết lòng sùng kính Phật pháp. Vua sanh ba người con trai đều kính tin Phật pháp. Người con lớn tên Nguyệt-Tịnh-Đa-La thích tu pháp niệm Phật tam muội. Người thứ hai tên Công-Đức-Đa-La thích tu bố thí làm phước. Người thứ ba tên Bồ-Đề-La thích thông lý Phật, lấy việc xuất thế làm trên. Vua thỉnh Ngài về cung cúng dường, bảo ba vị Thái-tử ra đảnh lễ Ngài. Ngài biết ba vị Thái-tử đều ham tu, muốn nghiệm thử trí mỗi người thế nào. Sẵn nhà vua cúng dường hạt châu quý vô giá, Ngài lấy ra hỏi: - Ở đời còn có vật gì quý báu bằng hạt châu nầy chăng ? Nguyệt- Tịnh thưa: -Hạt châu nầy quý tột, ở đời không có gì hơn nó, chẳng phải trong nhà vua thì làm gì có hạt châu nầy. Công-Đức-Đa-La cũng đồng ý như vậy: Bồ-Đề-Đa-La thưa: -Châu nầy là của báu thế gian chưa đủ làm tột, trong các thứ báu chỉ có pháp bảo là tột. Đây là ánh sáng của thế gian, trong các thứ ánh sáng chỉ có ánh sáng trí tuệ là tột. Đây là trong sạch của thế gian, trong các thứ trong sạch, chỉ tâm trong sạch là trên hết. Nhưng ánh sáng của hạt châu nầy không thể tự chiếu, cần nhờ ánh sáng trí tuệ mới biện biệt được nó. Đã biện rõ mới biết là châu, đã biết là châu mới hiểu cái quý báu của nó. Nếu hiểu cái quý báu của nó, thì nó báu mà không biết báu. Nếu biện rõ nó là châu, thì nó châu mà chẳng tự biết châu. Châu mà chẳng tự biết châu, cần nhờ trí châu mới biện được thế châu. Báu mà chẳng tự biết báu, cần nhờ trí bảo mớ i rõ pháp bảo. Song mà, thầy tôi có đạo thì báu kia liền hiện. Chúng sanh có đạo thì tâm báu cũng thế.

Ngài khen ngợi tài biện luận của Bồ-Đề- Đa-La. Lại hỏi thêm: -Trong các vật, vật gì không tướng ? –Trong các vật, chẳng khởi là không tướng. –Trong các vật, vật gì là tối cao ? –Trong các vật, nhơn ngã là tối cao. –Trong các vật, vật gì là tối đại ? –Trong các vật, pháp tánh là tối đại. Ngài thầm vui biết là đại pháp khí sẽ nối dõi cho Ngài sau nầy. Một hôm, vua Hương-Chí hỏi Ngài: -Tôi thấy các thầy đều tụng kinh, tại sao Tôn-giả không tụng kinh ? Ngài đáp: Tôi hơi thở ra chẳng tiếp các duyên, hít vào chẳng ở trong ấm giới, thường tụng thứ kinh nầy trăm ngàn muôn ức quyển.

Vua Hương-Chí băng, hai hoàng tử lớn và hoàng thân đều kêu khóc, duy Bồ-Đề-Đa-La ngồi nhập đị nh chỗ hoàn linh cữu suốt bảy ngày. An táng nhà vua xong, Bồ-Đề-Đa-La xin phép mẹ và hai anh theo Ngài Bát-Nhã-Đa-La xuất gia. Ngài thấy cơ duyên đã thuần thục nên nhận cho, rồi thỉnh thánh tăng làm lễ xuất gia thọ giới cho Bồ-Đề-Đa-La.

Hôm nọ, Ngài gọi Bồ-Đề-Đa-La đến dặn dò: Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai lần lượt truyền trao, nay ta trao cho ngươi, ngươi khéo truyền bá chớ cho đoạn dứt. Nghe ta nói kệ:

Tâm địa sanh chư chủng, Nhơn sự phục sanh lý, Quả mãn bồ-đề viên, Hoa khai thế-giới khởi.

Dịch: Đất tâm sanh các giống, Nhơn sự lại sanh lý, Quả đầy bồ-đề tròn, Hoa nở thế-giới sanh. Truyền pháp xong, Ngài hiện các thứ thần biến, rồi thị tịch.

Xem thêm:

Tổ Bát-Nhã-Đa-La

Phật pháp ứng dụng Tổ Bát-Nhã-Đa-La

Ngài dòng Bà-la-môn ở Đông-Ấn. Cha mẹ mất sớm, Ngài đi theo xóm ăn xin qua ngày. Nếu có ai mượn làm việc gì, Ngài sẵn sàng làm tận lực mà không cần tiền. Hành động và ngôn ngữ của Ngài lạ thường, người đời không lường được. Khi gặp Tổ Bất-Như-Mật-Đa nhắc lại duyên xưa, Ngài xin xuất gia, theo hầu Tổ và được truyền tâm pháp.

Sau nầy, Ngài thống lãnh đồ chúng sang Nam-Ấn hoằng hóa. Vua nước nầy hiệu Hương-Chí hết lòng sùng kính Phật pháp. Vua sanh ba người con trai đều kính tin Phật pháp. Người con lớn tên Nguyệt-Tịnh-Đa-La thích tu pháp niệm Phật tam muội. Người thứ hai tên Công-Đức-Đa-La thích tu bố thí làm phước. Người thứ ba tên Bồ-Đề-La thích thông lý Phật, lấy việc xuất thế làm trên. Vua thỉnh Ngài về cung cúng dường, bảo ba vị Thái-tử ra đảnh lễ Ngài. Ngài biết ba vị Thái-tử đều ham tu, muốn nghiệm thử trí mỗi người thế nào. Sẵn nhà vua cúng dường hạt châu quý vô giá, Ngài lấy ra hỏi: - Ở đời còn có vật gì quý báu bằng hạt châu nầy chăng ? Nguyệt- Tịnh thưa: -Hạt châu nầy quý tột, ở đời không có gì hơn nó, chẳng phải trong nhà vua thì làm gì có hạt châu nầy. Công-Đức-Đa-La cũng đồng ý như vậy: Bồ-Đề-Đa-La thưa: -Châu nầy là của báu thế gian chưa đủ làm tột, trong các thứ báu chỉ có pháp bảo là tột. Đây là ánh sáng của thế gian, trong các thứ ánh sáng chỉ có ánh sáng trí tuệ là tột. Đây là trong sạch của thế gian, trong các thứ trong sạch, chỉ tâm trong sạch là trên hết. Nhưng ánh sáng của hạt châu nầy không thể tự chiếu, cần nhờ ánh sáng trí tuệ mới biện biệt được nó. Đã biện rõ mới biết là châu, đã biết là châu mới hiểu cái quý báu của nó. Nếu hiểu cái quý báu của nó, thì nó báu mà không biết báu. Nếu biện rõ nó là châu, thì nó châu mà chẳng tự biết châu. Châu mà chẳng tự biết châu, cần nhờ trí châu mới biện được thế châu. Báu mà chẳng tự biết báu, cần nhờ trí bảo mớ i rõ pháp bảo. Song mà, thầy tôi có đạo thì báu kia liền hiện. Chúng sanh có đạo thì tâm báu cũng thế.

Ngài khen ngợi tài biện luận của Bồ-Đề- Đa-La. Lại hỏi thêm: -Trong các vật, vật gì không tướng ? –Trong các vật, chẳng khởi là không tướng. –Trong các vật, vật gì là tối cao ? –Trong các vật, nhơn ngã là tối cao. –Trong các vật, vật gì là tối đại ? –Trong các vật, pháp tánh là tối đại. Ngài thầm vui biết là đại pháp khí sẽ nối dõi cho Ngài sau nầy. Một hôm, vua Hương-Chí hỏi Ngài: -Tôi thấy các thầy đều tụng kinh, tại sao Tôn-giả không tụng kinh ? Ngài đáp: Tôi hơi thở ra chẳng tiếp các duyên, hít vào chẳng ở trong ấm giới, thường tụng thứ kinh nầy trăm ngàn muôn ức quyển.

Vua Hương-Chí băng, hai hoàng tử lớn và hoàng thân đều kêu khóc, duy Bồ-Đề-Đa-La ngồi nhập đị nh chỗ hoàn linh cữu suốt bảy ngày. An táng nhà vua xong, Bồ-Đề-Đa-La xin phép mẹ và hai anh theo Ngài Bát-Nhã-Đa-La xuất gia. Ngài thấy cơ duyên đã thuần thục nên nhận cho, rồi thỉnh thánh tăng làm lễ xuất gia thọ giới cho Bồ-Đề-Đa-La.

Hôm nọ, Ngài gọi Bồ-Đề-Đa-La đến dặn dò: Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai lần lượt truyền trao, nay ta trao cho ngươi, ngươi khéo truyền bá chớ cho đoạn dứt. Nghe ta nói kệ:

Tâm địa sanh chư chủng, Nhơn sự phục sanh lý, Quả mãn bồ-đề viên, Hoa khai thế-giới khởi.

Dịch: Đất tâm sanh các giống, Nhơn sự lại sanh lý, Quả đầy bồ-đề tròn, Hoa nở thế-giới sanh. Truyền pháp xong, Ngài hiện các thứ thần biến, rồi thị tịch.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Bất-Như-Mật-Đa

Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, con vua Đức-Thắng, Lúc bé, Ngài đã sùng mộ Phật giáo, tánh tình thuần lương, thông minh xuất chúng. Vì can thiệp với vua cha về việc hại Tổ Bà-Xá-Tư-Đa, Ngài bị hạ ngục. Sau khi được thả, Ngài lấy cớ bệnh, từ ngôi Thái -tử, xin xuất gia với Tổ Bà-Xá-Tư-Đa. Sau đó, Ngài được Tổ truyền tâm ấn, đi giáo hóa các nơi.

Ngài sang Đông-Ấn hoằng hóa. Vua nước nầy hiệu Kiên-Cố đang tin trọng các thầy Phạm-Chi. Hay tin Ngài vào nước nầy, chúng Phạm-Chi họp nhau bàn mưu hãm hại. Thầy bọn Phạm-Chi xin theo vua lên chỗ cao, ông chỉ xa hỏi vua: -Bệ hạ thấy gì không ? Phương-Tây có yêu khí, ắt ma vào nước. Vua đáp: -Không thấy, song có gì đáng ngại ? Phạm-Chi thưa

- Ma nầy đến thì quốc gia suy vong. Xin dâng kế với bệ hạ, chi bằng mình tiêu diệt trước đi. Vua đáp: -Chưa thấy họ có tội gì? đâu thể nhẫn tâm hại được. Phạm-Chi lại tiến cử một đồ chúng giỏi chú thuật để theo vua trị ma. Ngài dự biết trước việc xảy đến nên dặn đồ chúng: -Ta đến thành nầy ắt có nạn nhỏ, các ngươi chớ sợ. Đến thành, Ngài xin vào yết kiến nhà vua. Vừa gặp, vua liền hỏi: -Thầy đến đây làm gì ? Ngài đáp: -Tôi đến đây vì độ chúng sanh. Vua hỏi: -Sẽ lấy pháp gì ? độ những loài chúng sanh nào ? Ngài đáp: - Tùy mỗi loài kia dùng pháp độ họ.

Vua hỏi: -Nếu có người pháp thuật giỏi, thầy dám chống chăng ? Ngài đáp: -Phật pháp rất chơn chánh, dù thiên ma cũng hàng phục được, huống là yêu thuật mà chẳng dám chống sao ? Ngoại đạo nghe nói nổi nóng, liền dùng pháp thuật hóa quả núi lớn, hiện trên không ngay đầu Ngài, như chực sắp đè. Ngài lấy tay chỉ , quả núi bay lại trên đầu bọn Phạm Chi chúng hoảng sợ cầu Ngài cứu mạng. Ngài lấy tay chỉ, quả núi tan mất. Vua và chúng Phạm-Chi đều kính phục xin Ngài từ bi tha lỗi.

Nhơn đó, Ngài đem yếu lý Phật pháp giảng giải cho vua nghe. Vua hiểu rõ, thêm lòng quí kính, thỉnh Ngài lưu lại trong hoàng cung. Ngài cũng cho nhà vua biết rằng trong nước nhà vua có một vị thánh nhơn sẽ nối tiếp Ngài truyền đạo.

Nguyên trong nước nầy có một đồng tử con dòng Bà-la-môn. Cha mẹ mất sớm, đồng tử ấy phải ăn xin để sống qua ngày. Đồng tử nầy tánh tình phóng khoáng lạ thường, không ai biết tên họ gì. Có khi đồng tử tự xưng là Anh-Lạc, nên dân chúng gọi là đồng-tử Anh-Lạc. Gặp lúc đồng tử đi nhanh, có người hỏi:- Sao anh đi nhanh vậy ? Đồng tử đáp: -Sao các người đi chậm quá. Có người hỏi:-Anh họ gì ? Đồng tử đáp: -Tôi với các người đồng họ. Một hôm, vua Kiên-Cố cùng Ngài Bất-Như- Mật -Đa ngồi chung xe đi sang thành Đông. Anh-Lạc ra đón, đứng trước xe làm lễ. Ngài nói với nhà vua:

-Người nầy là thánh nhơn ở trong nước đại vương vậy. Ngài lại hỏi Anh-Lạc: -Ngươi nhớ việc xưa chăng ? Anh-Lạc thưa: -Tôi nhớ xưa đồng trong pháp hội, Tôn-giả giảng Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa, tôi giảng Tu-Đa-La thậm thâm. Duyên xưa lại gặp, nên mới đón nhau đây. Ngài nói với vua: -Đồng tử nầy là hóa thân của Bồ-Tát Đại-Thế-Chí ra đời để nối dòng pháp cho tôi. Sau tôi sẽ có hai vị đại-sĩ ra đời, vị trước giáo hóa ở Nam-Ấn, vị sau có duyên với nước Trung-Hoa, nhưng ở bên ấy chín năm rồi trở về bổn quốc. Ngài bảo Anh-Lạc: -Do xưa ta giảng Bát-Nhã, ông thuyết Tu-Đa-La, nay lại gặp đây, nên lấy Bát-Nhã -Đa-La đặt tên ngươi. Bát-Nhã-Đa-La lễ tạ, theo thầy xuất gia. Ngài ở Đông-Ấn ngót sáu chục năm hoằng truyền chánh pháp. Thấy cơ duyên sắp mãn, Ngài gọi Bát-Nhã-Đa-La đến dặn dò: -Xưa Như-Lai trao đại pháp nhãn tạng lần lượt truyền đến ta, nay ta đem truyền lại cho ngươi, ngươi nên lưu truyền chớ để dứt mất.

-Nghe ta nói kệ: Chơn tánh tâm địa tàng, Vô đầu diệc vô đuôi, Ứng duyên nhi hóa vật, Phương tiện hô vi trí .

Dịch : Kho tâm địa chơn tánh, Không đầu cũng không đuôi, Hợp duyên tùy hóa vật, Phương tiện gọi là trí .

Ngài từ giả vua Kiên-Cố rằ ng: -Đại-vương gánh vác việc nước, ủng hộ Tam-Bảo đều được an ổn. Vì tôi hóa duyên đã hết, không vì quyến luyến ân đức đại vương mà ở lâu, nay tôi sắp đi, đại vương khéo bảo hộ Phật pháp.

Ngài nói xong, trở lại chổ ngồi, thị hiện các thứ thần biến, rồi thị tịch. Vua và môn đồ xây tháp thờ xá-lợi cúng dường .

Xem thêm:

Tổ Bất-Như-Mật-Đa

Phật pháp ứng dụng Tổ Bất-Như-Mật-Đa

Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, con vua Đức-Thắng, Lúc bé, Ngài đã sùng mộ Phật giáo, tánh tình thuần lương, thông minh xuất chúng. Vì can thiệp với vua cha về việc hại Tổ Bà-Xá-Tư-Đa, Ngài bị hạ ngục. Sau khi được thả, Ngài lấy cớ bệnh, từ ngôi Thái -tử, xin xuất gia với Tổ Bà-Xá-Tư-Đa. Sau đó, Ngài được Tổ truyền tâm ấn, đi giáo hóa các nơi.

Ngài sang Đông-Ấn hoằng hóa. Vua nước nầy hiệu Kiên-Cố đang tin trọng các thầy Phạm-Chi. Hay tin Ngài vào nước nầy, chúng Phạm-Chi họp nhau bàn mưu hãm hại. Thầy bọn Phạm-Chi xin theo vua lên chỗ cao, ông chỉ xa hỏi vua: -Bệ hạ thấy gì không ? Phương-Tây có yêu khí, ắt ma vào nước. Vua đáp: -Không thấy, song có gì đáng ngại ? Phạm-Chi thưa

- Ma nầy đến thì quốc gia suy vong. Xin dâng kế với bệ hạ, chi bằng mình tiêu diệt trước đi. Vua đáp: -Chưa thấy họ có tội gì? đâu thể nhẫn tâm hại được. Phạm-Chi lại tiến cử một đồ chúng giỏi chú thuật để theo vua trị ma. Ngài dự biết trước việc xảy đến nên dặn đồ chúng: -Ta đến thành nầy ắt có nạn nhỏ, các ngươi chớ sợ. Đến thành, Ngài xin vào yết kiến nhà vua. Vừa gặp, vua liền hỏi: -Thầy đến đây làm gì ? Ngài đáp: -Tôi đến đây vì độ chúng sanh. Vua hỏi: -Sẽ lấy pháp gì ? độ những loài chúng sanh nào ? Ngài đáp: - Tùy mỗi loài kia dùng pháp độ họ.

Vua hỏi: -Nếu có người pháp thuật giỏi, thầy dám chống chăng ? Ngài đáp: -Phật pháp rất chơn chánh, dù thiên ma cũng hàng phục được, huống là yêu thuật mà chẳng dám chống sao ? Ngoại đạo nghe nói nổi nóng, liền dùng pháp thuật hóa quả núi lớn, hiện trên không ngay đầu Ngài, như chực sắp đè. Ngài lấy tay chỉ , quả núi bay lại trên đầu bọn Phạm Chi chúng hoảng sợ cầu Ngài cứu mạng. Ngài lấy tay chỉ, quả núi tan mất. Vua và chúng Phạm-Chi đều kính phục xin Ngài từ bi tha lỗi.

Nhơn đó, Ngài đem yếu lý Phật pháp giảng giải cho vua nghe. Vua hiểu rõ, thêm lòng quí kính, thỉnh Ngài lưu lại trong hoàng cung. Ngài cũng cho nhà vua biết rằng trong nước nhà vua có một vị thánh nhơn sẽ nối tiếp Ngài truyền đạo.

Nguyên trong nước nầy có một đồng tử con dòng Bà-la-môn. Cha mẹ mất sớm, đồng tử ấy phải ăn xin để sống qua ngày. Đồng tử nầy tánh tình phóng khoáng lạ thường, không ai biết tên họ gì. Có khi đồng tử tự xưng là Anh-Lạc, nên dân chúng gọi là đồng-tử Anh-Lạc. Gặp lúc đồng tử đi nhanh, có người hỏi:- Sao anh đi nhanh vậy ? Đồng tử đáp: -Sao các người đi chậm quá. Có người hỏi:-Anh họ gì ? Đồng tử đáp: -Tôi với các người đồng họ. Một hôm, vua Kiên-Cố cùng Ngài Bất-Như- Mật -Đa ngồi chung xe đi sang thành Đông. Anh-Lạc ra đón, đứng trước xe làm lễ. Ngài nói với nhà vua:

-Người nầy là thánh nhơn ở trong nước đại vương vậy. Ngài lại hỏi Anh-Lạc: -Ngươi nhớ việc xưa chăng ? Anh-Lạc thưa: -Tôi nhớ xưa đồng trong pháp hội, Tôn-giả giảng Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa, tôi giảng Tu-Đa-La thậm thâm. Duyên xưa lại gặp, nên mới đón nhau đây. Ngài nói với vua: -Đồng tử nầy là hóa thân của Bồ-Tát Đại-Thế-Chí ra đời để nối dòng pháp cho tôi. Sau tôi sẽ có hai vị đại-sĩ ra đời, vị trước giáo hóa ở Nam-Ấn, vị sau có duyên với nước Trung-Hoa, nhưng ở bên ấy chín năm rồi trở về bổn quốc. Ngài bảo Anh-Lạc: -Do xưa ta giảng Bát-Nhã, ông thuyết Tu-Đa-La, nay lại gặp đây, nên lấy Bát-Nhã -Đa-La đặt tên ngươi. Bát-Nhã-Đa-La lễ tạ, theo thầy xuất gia. Ngài ở Đông-Ấn ngót sáu chục năm hoằng truyền chánh pháp. Thấy cơ duyên sắp mãn, Ngài gọi Bát-Nhã-Đa-La đến dặn dò: -Xưa Như-Lai trao đại pháp nhãn tạng lần lượt truyền đến ta, nay ta đem truyền lại cho ngươi, ngươi nên lưu truyền chớ để dứt mất.

-Nghe ta nói kệ: Chơn tánh tâm địa tàng, Vô đầu diệc vô đuôi, Ứng duyên nhi hóa vật, Phương tiện hô vi trí .

Dịch : Kho tâm địa chơn tánh, Không đầu cũng không đuôi, Hợp duyên tùy hóa vật, Phương tiện gọi là trí .

Ngài từ giả vua Kiên-Cố rằ ng: -Đại-vương gánh vác việc nước, ủng hộ Tam-Bảo đều được an ổn. Vì tôi hóa duyên đã hết, không vì quyến luyến ân đức đại vương mà ở lâu, nay tôi sắp đi, đại vương khéo bảo hộ Phật pháp.

Ngài nói xong, trở lại chổ ngồi, thị hiện các thứ thần biến, rồi thị tịch. Vua và môn đồ xây tháp thờ xá-lợi cúng dường .

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Hiếp-Tôn-Giả

Ngài tục danh là Nan-Sanh, người Trung- Ấn. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh, thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giựt mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời.

Sau gặp Tổ Phục- Đà-Mật-Đa độ cho xuất gia. Được xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học cho đến quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặt lưng xuống chiếu, như thế mãi cả đời. Vì thế thời nhơn gọi Ngài là Hiếp-Tôn-Giả (Tôn-giả hông không dính chiếu ). Lãnh thọ chánh pháp xong, Ngài đi vân du các nơi tùy cơ giáo hóa. Đến nước Hoa-Thị, Ngài tạm nghỉ dưới cây đại thọ. Khi ấy, Ngài lấy tay chỉ xuống đất bảo chúng :

- Khi nào đất này biến thành màu vàng, sẽ có một thánh nhơn vào hội. Ngài vừa nói dứt lời, đất liền biến thành màu vàng. Chốc lát có một thanh niên con nhà giàu tên Phú-Na-Dạ-Xa đến trước Ngài đứng chắp tay, Ngài hỏi :

- Ngươi từ đâu đến ? Thanh niên thưa :- Tâm con chẳng phải đến. –Ngươi dừng chổ nào ? –Tâm con chẳng phải dừng.

- Ngươi chẳng định sao ? – Chư Phật cũng thế. –Ngươi chẳng phải chư Phật. –Chư Phật cũng chẳng phải. Ngài nhơn đó nói bài kệ : Thử địa biến kim sắc, Dự tri ư thánh chí, Đương tọa bồ-đề thọ, Giác hoa nhi thành dỉ.

Dịch : Đất này hóa sắc vàng, Biết có thánh nhơn sang, Ngồi dưới cây bồ-đề, Hoa giác nở hoàn toàn .

Phú-Na-Dạ-Xa cũng đọc bài kệ:

Sư tọa kim sắc địa, Thường thuyết chơn thật nghĩa, Hồi quang nhi chiếu ngã, Linh nhập tam-ma-đề .

Dịch : Thầy ngồi đất sắc vàng, Thường nói nghĩa chơn thật, Xoay ánh sáng chiếu con, Khiến vào nơi chánh định .

Ngài biết ý Phú -Na-Dạ-Xa lòng cầu đạo rất thiết tha, nên độ cho xuất gia và truyền giới cụ túc. Một hôm, Ngài gọi Phú-Na bảo : -Đại pháp nhãn tạng c ủa Như-Lai, nay trao cho ngươi, ngươi phải khéo l ưu truy ền chớ để dứt mất. Hãy nghe ta nói kệ : Chơn thể tự nhiên chơn, Nhơn chơn thuyết hữu lý, Lãnh đắc chơn chơn pháp,Vô hành diệc vô chỉ

Dịch : Chơn thể đã sẵn chơn, Bởi chơn nói có lý, Hội được pháp chơn nhơn, Không đi cũng không dừng .

Truyền pháp xong, Ngài ngay nơi chỗ ngồi thị hiện các tướng rồi vào Niết-bàn. Hỏa táng thân Ngài xong có xá-lợi nhiều vô số, chúng phải lấy y bọc đem về kính thờ cúng dường .

Xem thêm:

Tổ Hiếp-Tôn-Giả

Phật pháp ứng dụng Tổ Hiếp-Tôn-Giả

Ngài tục danh là Nan-Sanh, người Trung- Ấn. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh, thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giựt mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời.

Sau gặp Tổ Phục- Đà-Mật-Đa độ cho xuất gia. Được xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học cho đến quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặt lưng xuống chiếu, như thế mãi cả đời. Vì thế thời nhơn gọi Ngài là Hiếp-Tôn-Giả (Tôn-giả hông không dính chiếu ). Lãnh thọ chánh pháp xong, Ngài đi vân du các nơi tùy cơ giáo hóa. Đến nước Hoa-Thị, Ngài tạm nghỉ dưới cây đại thọ. Khi ấy, Ngài lấy tay chỉ xuống đất bảo chúng :

- Khi nào đất này biến thành màu vàng, sẽ có một thánh nhơn vào hội. Ngài vừa nói dứt lời, đất liền biến thành màu vàng. Chốc lát có một thanh niên con nhà giàu tên Phú-Na-Dạ-Xa đến trước Ngài đứng chắp tay, Ngài hỏi :

- Ngươi từ đâu đến ? Thanh niên thưa :- Tâm con chẳng phải đến. –Ngươi dừng chổ nào ? –Tâm con chẳng phải dừng.

- Ngươi chẳng định sao ? – Chư Phật cũng thế. –Ngươi chẳng phải chư Phật. –Chư Phật cũng chẳng phải. Ngài nhơn đó nói bài kệ : Thử địa biến kim sắc, Dự tri ư thánh chí, Đương tọa bồ-đề thọ, Giác hoa nhi thành dỉ.

Dịch : Đất này hóa sắc vàng, Biết có thánh nhơn sang, Ngồi dưới cây bồ-đề, Hoa giác nở hoàn toàn .

Phú-Na-Dạ-Xa cũng đọc bài kệ:

Sư tọa kim sắc địa, Thường thuyết chơn thật nghĩa, Hồi quang nhi chiếu ngã, Linh nhập tam-ma-đề .

Dịch : Thầy ngồi đất sắc vàng, Thường nói nghĩa chơn thật, Xoay ánh sáng chiếu con, Khiến vào nơi chánh định .

Ngài biết ý Phú -Na-Dạ-Xa lòng cầu đạo rất thiết tha, nên độ cho xuất gia và truyền giới cụ túc. Một hôm, Ngài gọi Phú-Na bảo : -Đại pháp nhãn tạng c ủa Như-Lai, nay trao cho ngươi, ngươi phải khéo l ưu truy ền chớ để dứt mất. Hãy nghe ta nói kệ : Chơn thể tự nhiên chơn, Nhơn chơn thuyết hữu lý, Lãnh đắc chơn chơn pháp,Vô hành diệc vô chỉ

Dịch : Chơn thể đã sẵn chơn, Bởi chơn nói có lý, Hội được pháp chơn nhơn, Không đi cũng không dừng .

Truyền pháp xong, Ngài ngay nơi chỗ ngồi thị hiện các tướng rồi vào Niết-bàn. Hỏa táng thân Ngài xong có xá-lợi nhiều vô số, chúng phải lấy y bọc đem về kính thờ cúng dường .

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Bà-Tu-Mật

Ngài họ Phả- La-Đọa sanh trưởng tạ i miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ , tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rượu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tu hành, Ngài ngộ được tâm tông. Một hôm,Tổ Di-Dá-Ca gọi Ngài căn dặn:

-Công hạnh của ta gần viên mãn,chánh pháp nhãn tạng nầy trao lại cho ngươi, ngươi phải ân cần gìn giữ chớ để đoạn diệt. Hãy nghe kệ đây :

Vô tâm vô khả đắc, Thuyết đắc bất danh pháp. Nhược liễu tâm phi tâm, Thủy giải tâm tâm pháp.

Dịch : Không tâm không thể được, Nói được chẳng gọi pháp Nếu rõ tâm phi tâm, Mới hiểu tâm tâm pháp.

Sau khi Tổ Di-Dá-Ca nhập Niết-bàn, Ngài đi hoằng khắp nơi tuyên dương chánh pháp. Khi đến nước Ca-Ma-La

Ngài lên pháp tòa giảng đạo,có một trí sĩ đến dưới tòa l ớn tiế ng tự xưng: -Tôi là Phật-Đà-Nan-Đề, hôm nay quy ết luận nghĩa vớ i thầy. Ngài bảo:- Nầy nhơn giả! Nế u luận thì chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩa luận. Nan-Đề biết đây là người nói nghĩ a thù thắng, khởi tâm kính phục, thưa rằng: - Con nguyện cầu đạo, được thưởng thức vị cam lồ. Ngài thương xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyề n pháp cho Nan-Đề. Đã có người thừa kế, Ngài dự định vào Niết-bàn. Ngài liền nhậ p từ tam- muội để vào tịch định. Lúc đó, Đế-Thích, Phạm-Vương cùng chư thiên đồng đến đảnh lễ, nói kệ :

Hiền kiếp thánh chúng Tổ, Nhi đương đệ thất vị. Tôn giả ai niệm ngã, Thỉnh vị tuyên Phật địa.

Dịch : Hiền kiếp các thánh Tổ, Ngài là vị thứ bảy, Tôn giả thương xót con, Thỉnh vì nói Phật địa .

Ngài xuất định nói với họ rằng : - Pháp ta đã được là không phải có. Nếu muốn biết Phật-địa phải lìa có và không.

- Nói xong, Ngài vào tịch định thị hiện tướng Niết-bàn. Ch ư thiên nghe rồi hoan hỷ tán hoa trời, đảnh lễ. Nan-Đề cùng đồ chúng trà tỳ thân Ngài, rồi lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .

Xem thêm:

Tổ Bà-Tu-Mật

Phật pháp ứng dụng Tổ Bà-Tu-Mật

Ngài họ Phả- La-Đọa sanh trưởng tạ i miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ , tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rượu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tu hành, Ngài ngộ được tâm tông. Một hôm,Tổ Di-Dá-Ca gọi Ngài căn dặn:

-Công hạnh của ta gần viên mãn,chánh pháp nhãn tạng nầy trao lại cho ngươi, ngươi phải ân cần gìn giữ chớ để đoạn diệt. Hãy nghe kệ đây :

Vô tâm vô khả đắc, Thuyết đắc bất danh pháp. Nhược liễu tâm phi tâm, Thủy giải tâm tâm pháp.

Dịch : Không tâm không thể được, Nói được chẳng gọi pháp Nếu rõ tâm phi tâm, Mới hiểu tâm tâm pháp.

Sau khi Tổ Di-Dá-Ca nhập Niết-bàn, Ngài đi hoằng khắp nơi tuyên dương chánh pháp. Khi đến nước Ca-Ma-La

Ngài lên pháp tòa giảng đạo,có một trí sĩ đến dưới tòa l ớn tiế ng tự xưng: -Tôi là Phật-Đà-Nan-Đề, hôm nay quy ết luận nghĩa vớ i thầy. Ngài bảo:- Nầy nhơn giả! Nế u luận thì chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩa luận. Nan-Đề biết đây là người nói nghĩ a thù thắng, khởi tâm kính phục, thưa rằng: - Con nguyện cầu đạo, được thưởng thức vị cam lồ. Ngài thương xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyề n pháp cho Nan-Đề. Đã có người thừa kế, Ngài dự định vào Niết-bàn. Ngài liền nhậ p từ tam- muội để vào tịch định. Lúc đó, Đế-Thích, Phạm-Vương cùng chư thiên đồng đến đảnh lễ, nói kệ :

Hiền kiếp thánh chúng Tổ, Nhi đương đệ thất vị. Tôn giả ai niệm ngã, Thỉnh vị tuyên Phật địa.

Dịch : Hiền kiếp các thánh Tổ, Ngài là vị thứ bảy, Tôn giả thương xót con, Thỉnh vì nói Phật địa .

Ngài xuất định nói với họ rằng : - Pháp ta đã được là không phải có. Nếu muốn biết Phật-địa phải lìa có và không.

- Nói xong, Ngài vào tịch định thị hiện tướng Niết-bàn. Ch ư thiên nghe rồi hoan hỷ tán hoa trời, đảnh lễ. Nan-Đề cùng đồ chúng trà tỳ thân Ngài, rồi lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .

Xem thêm:
Đọc thêm..